Một
trong những nhân tố chính hình thành nên thổ nhưỡng và khu hệ động thực
vật Đà Lạt là khí hậu, đây cũng là nguồn tài nguyên quan trọng của một
vùng nghỉ dưỡng.
Do
ở độ cao trung bình 1.500 m và được bao quanh bởi những dãy núi cao,
nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang những nét
riêng của vùng cao.
Nhiệt độ không khí: Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp do ảnh hưởng của độ cao địa hình, nhiệt độ trung bình là 18oC,
xấp xỉ với nhiệt độ thích hợp nhất của con người khách vãng lai đến Đà
Lạt trong một thời gian ngắn thường không thấy lạnh hay nóng, mà đều
nhận xét là mát mẻ.
Biên độ nhiệt: Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, trung bình năm là 9oC.
Chế độ mưa: Mùa mưa ở Đà
Lạt thường bắt đầu giữa tháng 4, mưa tháng 4 và 5 thường là mưa rào và
dông vào buổi trưa - chiều. Khi trường gió Tây Nam ổn định và mạnh dần
lên từ tháng 6, bắt đầu có những đợt mưa kéo dài. Số ngày mưa trung bình
nhiều năm ở Đà Lạt đạt khoảng 170 ngày/năm. Các tháng 12, 1, 2, 3 có số
ngày mưa trung bình là 5 ngày. Riêng 2 tháng 4 và 11 là 10 - 15 ngày.
Trong mùa mưa, số ngày mưa dao động từ 20 - 25 ngày/tháng.
Độ ẩm không khí có
tương quan chặt chẽ với lượng mưa ở Đà Lạt. Trong mùa mưa, độ ẩm tương
đối các tháng đạt trên 85%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm vào các tháng 7,
8, 9 với độ ẩm trung bình: 90 - 92%. Mùa khô, độ ẩm giảm xuống dưới 80%.
Độ ẩm tương đối thấp nhất vào tháng 2, 3: 75 -78%. Độ ẩm thấp nhất
tuyệt đối thường xảy ra vào lúc 13 - 14 giờ, có ngày xuống đến 7-10%.
Lượng mây: Ở
Đà Lạt, lượng mây trung bình năm từ 6/10 - 7/10 bầu trời; so với các
tỉnh Bắc Tây Nguyên, lượng mây ở đây ít hơn nhiều. Vào mùa mưa, các
tháng 7, 8, 9 là thời kỳ nhiều mây, lượng mây trung bình 8/10 - 9/10.
Thời kỳ ít mây vào tháng 1, 2, 3 có lượng mây trung bình 4,5/10 - 5/10.
Lượng
mây này chi phối số giờ nắng, tại Đà Lạt số giờ nắng toàn năm lên đến
2.340 giờ. Tháng 6 - 10, lượng mây nhiều, số giờ nắng khoảng 140 -170
giờ. Tháng 9 có số giờ nắng ít nhất: 100 - 130 giờ. Tháng 1, 2, 3 là các
tháng ít mây, số giờ nắng quan sát được là 250 - 270 giờ. Các tháng
khác có số giờ nắng trên 200 giờ.
Các hiện tượng thời tiết khác: Ngoài ra, ở Đà Lạt còn có các hiện tượng thời tiết đáng chú ý: sương mù, dông, mưa đá và sương muối.
Sương
mù ở Đà Lạt khoảng 80 ngày/năm tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5
.Sương mù tạo cho Đà Lạt một dáng vẻ riêng, thành phố như chìm trong hư
ảo, nhưng cũng ảnh hưởng.
Mưa đá thường xảy ra vài ba ngày trong tháng 4. Cường độ mưa không lớn, diện mưa hẹp
Mặt
khác, do địa hình bị phân hoá, đồi và thung lũng xen kẽ nhau, vì vậy sự
chênh lệch tiểu khí hậu tương đối lớn so với các số liệu trung bình,
tạo nên những vùng sản xuất thích hợp nhất như hoa Thái Phiên, mận Trại
Hầm, dâu tây ở Hà Đông, Đa Thiện...
Tóm
lại, khí hậu Đà Lạt mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa và khí hậu cao nguyên. Đà Lạt có một chế độ nhiệt khá điều hòa và
thấp, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn so với cả nước Việt Nam. Biên độ
trung bình năm giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không quá 3 - 4oC.Chính
nhờ nền nhiệt độ tương đối ôn hòa mà Đà Lạt đã phát triển thành một
thành phố nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng. Các điều kiện khí hậu này đã
cho phép việc sản xuất các loại rau hoa, cây đặc sản và nhiều loại cây
trồng á nhiệt đới.
Đến
với đà lạt du khách sẽ thấy được nét thú vị của thời tiết nơi đây. Buổi
sang du khách có thể nhìn thấy sương mù phủ quanh thành phố như chưa
thể thức giấc mà còn chìm trong giấc mộng, buổi trưa thời tiết dù là
đang hè nhưng du khách nghỉ trưa vẫn có thể đắp chăn được.Chiều xuống
thành phố lại chìm vào màn sương huyền ảo. Nếu muốn những ngày nghỉ tuyệt vời
với khí hậu mát mẻ du khách hãy ghé thăm Đà lạt
0 comments:
Post a Comment